fbpx

Phong cách Indochine là gì? Tại sao phong cách Indochine được ưa chuộng hiện nay

Phong cách Indochine là gì? Tại sao phong cách Indochine được ưa chuộng hiện nay

1.Phong cách Đông Dương – Indochine là gì?

Phong cách Indochine hay còn gọi phong cách Đông Dương, là sự giao thoa bản sắc văn hóa giữa nét đẹp hiện đại, lãng mạn của kiến trúc Pháp cùng vẻ mộc mạc của truyền thống Á Đông. Sự kết hợp giữa hai bản sắc mang đến một phong cách sang trọng, chắt lọc những tinh hoa văn hóa cùng với bề dày lịch sử lâu đời.

Lịch sử phong cách Đông Dương

Thực chất Indochine là một thuật ngữ địa lý, chỉ bán đảo bao gồm các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia bán đảo. Bán đảo Đông Dương là nơi giao thoa về địa lý và văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.
Khoảng cuối thế kỷ 19 và 20, thực dân Anh và Pháp đô hộ phần lớn lãnh thổ của bán đảo Đông Dương, trong đó Việt Nam, Lào, Campuchia bị Pháp thống trị, còn gọi là Đông Dương thuộc Pháp.

Phong cách Indochine – Sự giao thoa bản sắc phương Đông và Phương Tây

Ernest Hébrard – kiến trúc sư, nhà khảo cổ, nhà quy hoạch người Pháp, ông là Giám đốc sở quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp, được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Indochine, đặc trưng bởi sự tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhuyễn các vật liệu xây dựng , nội thất và chi tiết kiến trúc của các nước Đông Dương với kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó. Ông gọi nó là “phong cách kiến trúc Đông Dương” (style indochinois). Thực chất đây là một phong cách chiết trung  Âu – Á, trong đó không chỉ có chi tiết kiến trúc của ba nước Đông Dương mà có cả chi tiết kiến trúc Trung Quốc.

 Ernest Hébrard – Cha đẻ của phong cách Đông Dương

2. Đặc trưng của phong cách Đông Dương

Nhìn vào các công trình kiến trúc theo phong cách này có thể thấy được điểm chung ở đường nét cứng rắn, chắc chắn với những cột đá gỗ cao lớn. Vẻ đẹp của công trình toát ra từ những nguyên liệu tự nhiên, được chế tác công phu. Các chất liệu như đất nung, tre, nứa, phù điêu, tượng Champa..được ưa chuộng. 

  • Để phù hợp với thời tiết, khí hậu ở Việt Nam, công trình thường thi công xây dựng hành lang, dàn pergola rộng, dài nối dài gắn với công trình.
  • Phần tường gần trần nhà sẽ được lắp đặt các hệ lam gió giúp thông thoáng vừa tận dụng nhiều ánh sáng tự nhiên, hầu hết các công trình đều có khuôn viên rộng ở trong để tăng thêm ánh sáng và thoáng đãng.

2.1 Vật liệu

Nội thất trong phong cách Indochine chủ yếu làm từ những vật liệu gần gũi thiên nhiên như gỗ, mây tre đan … và kiến trúc từ gạch nung, hoặc kết hợp với gạch bông lát sàn, là đặc điểm dễ nhận biết nhất của phong cách này. 

* Gỗ tự nhiên: Một trong những vật liệu không thể thiếu của Indochine đó là chất liệu gỗ tự nhiên của vùng miền đó, được sử dụng trong các hạng mục: hệ khung kết cấu và console của mái, hệ thống cửa, lát sàn và trần nhà, trang thiết bị, chi tiết trang trí, tượng tròn, phù điêu…. Với tính chất mềm, bền, chắc, nội thất gỗ tự nhiên luôn mang đến vẻ đẹp sang trọng và quyền quý cho không gian.

Chất liệu gỗ mang lại sự sang trọng và quyền quý cho không gian

* Mây tre đan:  Với các ưu điểm chống mối mọt, dẻo, độ bền cao nên trong phong cách Indochine, tre thường được sử dụng làm vách ngăn, tường trang trí, đồ decor… 

Đan lát là một trong những nghệ thuật thủ công tuyệt vời và lâu đời của các nước Đông Dương. Bắt nguồn từ những nhu cầu sử dụng hằng ngày, các vật liệu tự nhiên như mây, tre, cói… được sáng tạo thành những vật dụng giúp ích cho người dân xưa. Với bàn tay điêu luyện và khéo léo của những người thợ tài ba đã tạo nên những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao từ những vật liệu tự nhiên và dân dã nhất.

* Gạch bông, gạch nung: Thường được sử dụng để lát nền, ốp tường. Vừa tạo nên vẻ mộc mạc cổ xưa, vừa làm tăng sự ấn tượng và nghệ thuật trong phong cách Indochine. 

2.2 Nội thất

Để tạo nên sắc thái và văn hóa của Á Đông, cũng như kết hợp với đặc điểm nội thất của Pháp, thì những món đồ nội thất thông dụng như bàn , ghế, tủ , kệ, giường ngủ… hầu như đều làm từ gỗ tự nhiên, và là thứ không thể thiếu trong phong cách Indochine. Ngoài ra, những món đồ thông dụng, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thì cũng tồn tại song song một số món đồ đậm chất phong cách Indochine khác như bình phong, vách ngăn, sập gụ, phản gỗ , vòm gỗ …

Bàn ghế phong cách Đông Dương

Phản là một dạng nội thất được sử dụng rộng rãi thay thế cho bàn tiếp khách trong nội thất Indochine. Được đặt trong phòng chính của ngôi nhà và những vị khách quý hay lớn tuổi thường được mời ngồi tại đây để uống trà, nhai trầu và trò chuyện. Những gia đình giàu có thời xưa thường sử dụng những loại gỗ tốt như gỗ mun hoặc trắc với những đường nét chạm khắc tỉ mỉ, đôi khi chúng còn được sơn mài bằng vàng lá để thể hiện sự sang trọng.

Phản gỗ thường được người xưa sử dụng để tiếp khách

Vách ngăn – Đặc trưng nổi bật trong phong cách Đông Dương

2.3 Trang trí

Họa tiết hoa văn xuất hiện từ thời Đông Sơn với những đường nét kỷ hà đơn giản cách điệu từ hoa lá. Với cách thể hiện tinh tế và tỉ mỉ đến thời An Nam thì các họa tiết được tổng hợp và cách điệu từ những hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá,…mang đậm bản sắc Việt Nam và thể hiện tính nghệ thuật rất cao.

Họa tiết hoa lá nổi bật

Lụa

Tơ tằm phổ biến ở các nước Đông Dương giống như sợi bông và vải lanh của phương Tây. Người dân địa phương đã sáng tạo ra những kỹ thuật dệt và nhuộm đặc trưng cho từng Vùng của Đông Dương. 

Lụa mang đến sự sang trọng không gian

Kỹ thuật dệt là một loại hình nghệ thuật, truyền thống văn hóa và được truyền qua nhiều đời trong gia đình. Có một số hoa văn khá hiếm và chỉ một số gia đình mới có kỹ thuật về cách tạo ra chúng. Giá trị của một tấm lụa phụ thuộc vào độ phức tạp của chi tiết, màu sắc và số lượng sợi.

Kỹ thuật dệt vô cùng tinh xảo

Tranh thêu

Tranh thêu Việt Nam nổi bật nhờ sự khéo léo và độ trong của màu. Một bức tranh thêu không đơn giản là những đường kim, mũi chỉ mà còn mang lại những giá trị sâu sắc về con người, văn hóa và lịch sử xưa.

Tranh thêu phong cảnh

Tranh thêu tay đòi hỏi sự tỉ mỉ, đôi tay khéo léo và cặp mắt tinh tường của người thợ thêu để tạo ra những tác phẩm tinh xảo, có hồn và chinh phục những người yêu nghệ thuật.

Gốm Sứ

Xuất hiện từ 24.000 năm trước Công nguyên, gốm trở thành ngành công nghiệp cổ xưa nhất trên thế giới. Người Ai Cập cổ đại và người Trung Đông phát triển gốm lên một bước mới bằng việc phát minh ra bàn xoay, lò nung, men gốm. Cho đến ngày nay, gốm không chỉ là đồ vật chứa đựng đơn thuần mà đã trở thành một dòng nghệ thuật riêng.    

Nghệ nhân gốm tại Bát Tràng

Đặc trưng trang trí của phong cách Đông Dương

Sơn mài

Sơn mài là một sản phẩm mới đối với phương Tây nhưng lại là một trong những nghề thủ công lâu đời tại các nước Đông Dương. 

 Tại Việt Nam sơn mài là thành quả của sự tìm tòi phát triển của nghề sơn thủ công truyền thống. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen

Tủ sơn mài sang trọng

Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. 

Tranh sơn mài phong cảnh quê hương 

Vách ngăn sử dụng nghệ thuật tranh sơn mài

Đồ trang trí decor mang biểu tượng đặc trưng của phong cách Indochine trong nội thất như : đèn trang trí, món đồ tĩnh vật, cây cảnh, tượng, tranh ảnh , câu đối…vvv… mang đậm nét cổ xưa theo bản sắc của người Việt, làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cho không gian nội thất.

Tượng, phù điêu nổi bật truyền thống Việt Nam

Theo thời gian, không gian sống đòi hỏi sự tiện nghi nhưng vẫn giữ lại những giá trị truyền thống. Cảm xúc thăng hoa và sự sáng tạo vẫn luôn hiện hữu trong mỗi chi tiết mà phong cách này mang lại. Giới hạn sáng tạo của Indochine có lẽ chỉ nằm ở nhu cầu và mức độ “chịu chi” của gia chủ. Để mang lại một không gian đúng chất của phong cách Đông Dương, gia chủ phải là một người rất có gu và sẵn sàng đầu tư chi phí cho không gian sống.

Trên đây là một số những nét đặc trưng nổi bật của phong cách Indochine. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn bất kỳ thông tin nào về phong cách Đông Dương hãy liên hệ ngay với Indochine Design để được tư vấn ngay nhé. 

 

Nguyễn Quốc Thành - CEO Housedesign

Nguyễn Quốc Thành - Founder/ Architect

Kinh nghiệm: 10 năm

Một kiến trúc sư với nền tảng hội họa, kiến trúc chắc chắn; gu thẩm mỹ và kinh nghiệm thi công được trau dồi qua từng công trình. Trung thực, kiên nhẫn và đổi mới là điều tôi mang đến cho từng khách hàng.

“Everything you can imagine is real” – Pablo Picasso

HOUSEDESIGN - Thiết kế thi công nội thất hiện đại

Liên hệ ngay với chúng tôi để thực hiện dự án của bạn

Liên hệ

Văn phòng Hồ Chí Minh

35-37 Đường số 11, Phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Xưởng sản xuất: 448 Nguyễn Văn Tăng, P. Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức, TP. HCM

0973990339

02862740393 (Đối tác)

info@housedesign.vn